8 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DU HỌC Ở MỸ VÀ CANADA - ansedu %

8 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DU HỌC Ở MỸ VÀ CANADA

Do vị trí địa lý tương đối gần nhau, nên nhiều người lầm tưởng việc du học ở Mỹ và Canada là tương đồng. Tuy nhiên, 2 quốc gia Bắc Mỹ vẫn có những sự khác biệt rõ rệt trong văn hóa giáo dục ở 2 nước. từ chi phí du học đến chính sách nhập cư. 

  1. 1 Giáo dục đại học và sau đại học được người dân Canada chú trọng hơn

Theo báo cáo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, khoảng 55.2% dân số Canada từ 25-64 tuổi, đã tốt nghiệp bậc cử nhân trở lên. Trong khi đó, theo Census Bureau, tỉ lệ người dân Mỹ tiếp tục học sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông chỉ là 33.4%

  1. 2 Trường học thực nghiệm ở Mỹ thì nhiều hơn ở Canada

Với 327 triệu dân số, Hoa Kỳ có một môi trường hoàn hảo để phát triển các mô hình giáo dục thực nghiệm, tạo ra sự đa dạng và sáng tạo trong các lựa chọn giáo dục cho học sinh – sinh viên. Các trường nổi bật trong hình thức giáo dục thực nghiệm phải kể đến như: Reed College – Portland, Oregon hay Evergreen State College – Olympia, Washington.

Riêng với Canada – đất nước có diện tích lớn hơn tổng diện tích của Mỹ, chỉ có 37 triệu người, nên gặp nhiều khó khăn hơn khi trải nghiệm hình thức giáo dục thực nghiệm.

  1. 3 Học phí ở Canada thân thiện hơn với túi tiền sinh viên quốc tế

Đây là một trong những lý do đằng sau việc ngày càng nhiều sinh viên quốc tế (trong đó có không ít sinh viên Mỹ) chọn Canada làm điểm đến du học. Mức học phí trung bình cho một sinh viên quốc tế theo học trường công lập tại Canada là $17,264. Trong khi đó, nếu chọn một chương trình cử nhân 4 năm tương đương tại một đại học công lập Hoa Kỳ, bạn có thể phải trả mức học phí trung bình khoảng $24,930 (Theo thống kê của CNBC); chưa kể đến việc xin hỗ trợ tài chính tại Mỹ là một quá trình tương đối cạnh tranh.

Ông Joel Westheimer, Chủ tịch tổ chức nghiên cứu các trường đại học về Dân chủ và Giáo dục, Đại học Ottawa lý giải rằng có thực tế này là vì Canada có hệ thống quỹ giáo dục đầu tư vào các trường đại học hiệu quả và bình đẳng hơn nhiều bởi nguồn quỹ đến từ cả cấp bang lẫn cấp quận, và văn hóa Canada coi giáo dục là một quyền cơ bản chứ không phải đặc quyền chỉ dành cho những cá nhân ưu tú.

  1. 4 Các trường Đại học ở Canada thường có quy mô lớn hơn ở Mỹ

Ví dụ so sánh cụ thể. Tại Đại học Toronto – Canada hiện có khoảng hơn 90,000 sinh viên theo học, vượt trổi hẳn so với 66,000 sinh viên ở trường công lập lớn nhất nước Mỹ tại Đại học Central Florida. Vì vậy, Canada sẽ là điểm đến lý tưởng cho các bạn du học sinh có tiêu chí chọn trường quy mô lớn.

Và ở Mỹ, quy mô các trường Đại học tại đây trung bình từ 2000 – 3000 người, và có rất nhiều trường đại học ở Mỹ giảng dạy theo định hướng khai phóng – Liberal Arts.

  1. 5 Canada xét tuyển chủ yếu theo GPA, Mỹ chuộng các bài kiểm tra chuẩn hóa

Nếu như việc xét duyệt vào đại học ở Mỹ dựa trên nhiều yếu tố, từ hoạt động ngoại khóa, thành tích học tập, kết quả các kỳ thi chuẩn hóa như SAT, IELTS, và không thể không kể đến bài luận thì Canada ngược lại có quy trình xét tuyển khá đơn giản.

Ở Quebec, sinh viên được yêu cầu hoàn tất Diplôme d’Études Collégiales (Tạm dịch chứng chỉ dự bị đại học), như một tấm vé vào đại học và các khóa học kỹ thuật. Với các bang, thành phố khác bạn chỉ cần bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm GPA 70% hoặc cao hơn (Tương đương 2.7 – 3.0 GPA trên thang điểm hệ số 4). Các yếu tố khác trong bộ hồ sơ du học như trình độ tiếng Anh, bài luận, hay thành tích hoạt động cũng là một điểm cộng nhưng không được đề cao như khi bạn nộp đơn xét tuyển tại Hoa Kỳ.

  1. 6 Canada không quan trọng thời điểm bạn tốt nghiệp

Ra trường đúng hạn là một điều khiến sinh viên Mỹ tự hào. Trong khi đó ở Canada, thời điểm bạn tốt nghiệp không thực sự quan trọng. Hầu hết chương trình đại học tại Canada kéo dài từ 3 – 4 năm (với khoảng 90 – 120 tín chỉ), nhưng tâm lý sinh viên ít đặt nặng vấn đề mất bao lâu để hoàn tất khóa học.

  1. 7 Canada có chính sách nhập cư cởi mở hơn

Canada đang chào đón nhiều người nhập cư và người tị nạn hơn so với với Hoa Kỳ, và điều này chưa bao giờ rõ ràng hơn thời điểm hiện tại. Theo NPR, người nhập cư tại Canada chiếm đến 1/5 dân số và đóng một vai trò quan trọng cho nền kinh tế. Họ được gọi là “thế hệ người Canada mới”. Riêng với người tị nạn, chương trình #WelcomeRefugess được hứa hẹn sẽ mang lại hỗ trợ cho cuộc sống mới của họ tại Canada.

Bộ trưởng Bộ Di trú, tị nạn, và Quốc tịch Canada nhiệm kỳ 2013-2015, Chris Alexander, nói với NPR, “Sự tương phản lớn nhất giữa Hoa Kỳ và Canada là chúng tôi đã cải cách hệ thống nhập cư liên tục, mạnh mẽ, trong suốt một thập kỷ tại thời điểm mà Hoa Kỳ vẫn đang bế tắc”.

  1. 8 Và khác cả chế độ nghỉ việc có lương

Trong văn hóa làm việc, người Mỹ có xu hướng lao động với cường độ cao hơn người Canada. Tờ HR Daily Advisor cho biết bạn được nghỉ 30 phút sau mỗi 5 giờ làm việc liên tục, nhưng rất ít người Mỹ chọn nghỉ ngơi, trong khi phần lớn người Canada sẽ tận dụng khoảng thời gian này.

Đối với việc nghỉ phép có lương, con số này ở Canada là 2 tuần (dành cho nhân viên đã gắn bó tối thiểu 1 năm), lên đến 3 tuần (với những người đã cống hiến 5 – 6 năm làm việc). Trong khi đó thực tế luật pháp tại Mỹ không yêu cầu nhân viên cần được nghỉ phép. Thay vào đó, kể cả khi công ty có chính sách này, chỉ khoảng 55% người lao động Mỹ tận hưởng kì nghỉ phép có lương của mình.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • BẢN ĐỒ

  • FANPAGE