Bí kíp chi tiêu hợp lý cho du học sinh - ansedu

Bí kíp chi tiêu hợp lý cho du học sinh


Du học có thể là một quá trình tràn đầy những trải nghiệm hào hứng. Tuy nhiên nó cũng có thể nhanh chóng biến thành cơn ác mộng tồi tệ nhất khi bạn chợt nhận ra rằng bạn đã chi tiêu quá đà và số tiền trong ví đã vụt đi quá nhanh. Vậy đâu là giải pháp bảo vệ ngân sách hiệu quả mà bạn cần trang bị? Cùng tham khảo các mẹo nhỏ sau đây nhé!

1. Dự trù trước một ngân sách cố định hằng tháng
Khi quyết định du học, bạn sẽ phải sống tự lập và tự mình cân đối nhiều khoản chi tiêu khác nhau. Bởi lẽ khi sống ở một xã hội mới, toàn bộ mức sống, chi phí sinh hoạt và tỉ giá ngoại tệ sẽ hoàn toàn khác so với Việt Nam. Do đó, sự bối rối trong việc tìm cách cân bằng chi tiêu là khó tránh khỏi. Việc dự trù ngân sách chi tiêu chính là phương pháp đầu tiên cần được áp dụng. Bắt đầu bằng việc tính toán tổng số tiền có được trong tháng qua các nguồn khác nhau: tiền bố mẹ cho, tiền làm thêm, các khoản vay…, sau đó là các khoản cần phải chi tiêu theo thứ tự ưu tiên.
+ Những việc cần ưu tiên hàng đầu: tiền thuê nhà, đi lại, ăn uống, mua sách vở…
+ Các khoản khác như mua sắm, giải trí, du lịch…
Khi đã có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cần cố gắng theo sát kế hoạch đó hết mức có thể. Sau khi trừ hết các khoản cần chi tiêu trong tháng ra đến cuối tháng tiết kiệm được một khoản thì có thể tự thưởng thêm cho mình sau.

2. Tìm hiểu thật kỹ về “credit card”
Credit card: là thẻ tín dụng, có thể xài cả khi tài khoản không còn tiền và là một loại hình chi trả hấp dẫn, đặc biệt là với du học sinh vừa được sống tự lập. Tuy nhiên trên thực tế, credit card lại là loại hình chi trả mà chỉ những người đã có kinh nghiệm và quản lý tốt chi tiêu của mình mới nên dùng. Đối với những sinh viên còn thiếu kinh nghiệm, lại thêm cảm giác chi tiêu bằng credit card quá dễ dàng, các bạn rất dễ rơi vào những trường hợp bị nợ và lãi suất tăng cao. Chính vì vậy, trước khi quyết định sử dụng credit card, sinh viên nên tìm hiểu kỹ thông tin, hoặc dễ dàng hơn, chỉ nên sử dụng “debit card” (thẻ ghi nợ, chỉ sử dụng được khi tài khoản còn tiền) để “có bao nhiêu xài bấy nhiêu” nếu cảm thấy khả năng tự chủ của mình vẫn còn hạn chế.

3. Mua lại sách giáo khoa cũ
Sách giáo khoa là một trong những khoản chi lớn nhất của đời sinh viên. Tuy nhiên tin mừng là đa phần sách giáo khoa đều có thể được dùng lại. Điều đó có nghĩa là sinh viên hoàn toàn có thể tìm mua những cuốn sách cũ để có thể tiết kiệm chi phí. Các trang mua sắm online như ebay.com, amazon.com sẽ có nhiều lựa chọn về ‘độ mới’ của sách: Mới 90%, mới 70%,… Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể liên lạc với các anh chị cựu sinh viên vừa tốt nghiệp để mua lại sách giá rẻ hoặc mượn sách từ thư viện trường. Và điều hay ở sách giáo khoa chính là sau khi học xong, sinh viên vẫn có thể bán lại cuốn sách của mình cho một sinh viên khóa sau.

4. Tận dụng các chương trình giảm giá cho sinh viên
Với tấm thẻ sinh viên, bạn sẽ có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi khi sử dụng những dịch vụ khác nhau. Trong đó, các loại thẻ giảm giá vé tàu điện, vé xe bus, giảm giá mua sắm, xem phim, ăn uống… là những tiện ích bạn không nên bỏ qua. Chính vì vậy, đừng quên ghi nhớ danh sách những cửa hàng, dịch vụ có ưu đãi dành cho sinh viên. Không những vậy, ở các nước phát triển, sinh viên có thể đăng ký làm thành viên của một số chương trình hỗ trợ giảm giá và nhận được một tấm thẻ để sử dụng cho nhiều dịch vụ khác nhau.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • BẢN ĐỒ

  • FANPAGE